Kiểm định thang máy năm 2024 như thế nào?

Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy là hoạt động kỹ thuật thực hiện theo quy trình nhất định (gọi là quy trình kiểm định) do Nhà nước ban hành nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy không chỉ trước khi đưa vào sử dụng mà còn trong quá trình vận hành theo quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thang máy, nếu không được kiểm tra và quản lý đều đặn, có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm như rơi buồng thang do quá tải, đứt cáp, rơi xuống hố thang, thiếu cửa buồng thang hoặc cửa tầng. Vì vậy, việc kiểm định thang máy là điều hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kiểm định thang máy – Thang máy Hải Phát

Tại sao cần kiểm định thang máy?

Kiểm định an toàn là quy đinh bắt buộc đối với các công trình thang máy sau khi hoàn thiện và trước khi đưa vào sử dụng. Việc này không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng thang máy trong các tòa nhà, hộ dân hay bất cứ công trình nào một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan

  • Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trình sử dụng;
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
  • Giảm thiếu chi phí tổn hại do tai nạn lao động gây ra;
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn bị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá

Chu kỳ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

Quy trình kiểm định thang máy được thực hiện theo các bước chuẩn xác và có thời gian xác định như sau:

  • Lần kiểm định đầu tiên: Đây là bước bắt buộc, phải được thực hiện trước khi thang máy được đưa vào sử dụng hoặc vận hành. Mục tiêu là để sửa chữa và khắc phục kịp thời các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, đồng thời đảm bảo thang máy hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
  • Kiểm định định kỳ: Sau khi lần kiểm định đầu đã hết hạn, tiến hành lần kiểm định định kỳ với các thời hạn xác định như sau:
    • Thang máy có thời gian sử dụng dưới 10 năm: Kiểm định định kỳ mỗi 3 năm.
    • Thang máy có thời gian sử dụng từ 10 đến dưới 20 năm: Kiểm định định kỳ mỗi 2 năm.
    • Thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Kiểm định định kỳ mỗi 1 năm.
  • Kiểm định bất thường: Thực hiện khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sau khi đã khắc phục xong sự cố, thay thế cáp tải hoặc những bộ phận chịu tải của thang máy trong quá trình vận hành. Điều này đảm bảo rằng thang máy luôn đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng khi có bất kỳ biến động hoặc sự cố nào xảy ra.

Quy trình kiểm định thang máy

Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định dưới đây, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy

  • Lý lịch thang máy
  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
  • Hồ sơ bảo trì
  • Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có.
  • Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

a) Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy.

b) Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).

c) Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).

d) Kiểm tra, khám xét tình trạng kỹ thuật của bộ phận, cụm máy.

đ) Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy; đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy, các thiết bị giới hạn hành trình.

e) Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung.

g) Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc.

h) Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ.

i) Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng.

k) Kiểm tra tổng thể về môi trường, điều kiện hoạt động của thang máy.

Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế của nhà sản xuất thang máy, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại khoản này.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận, chi tiết của thang máy

Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy phải được kiểm định viên thực hiện đầy đủ theo các nội dung dưới đây:

a) Kiểm tra giếng thang

b) Buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy (không áp dụng đối với các thang không có buồng máy).

c) Cabin và các thiết bị bên trong cabin

d) Thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc

đ) Đối trọng và khối lượng cân bằng, kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan.

e) Máy dẫn động và các thiết bị kết hợp

g) Hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn

h) Ray dẫn hướng: Đánh giá theo điểm 2.6 QCVN 02:2019.

i) Hệ thống cứu hộ

k) Điện trở cách điện, điện trở nối đất

Bước 4: Thử vận hành thang máy

a) Thử không tải:

b) Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức:

Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:

Thang máy điện

Thang máy thủy lực

– Đo dòng điện động cơ thang máy: Đánh giá và so sánh với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố và hồ sơ lý lịch của thiết bị (dòng điện không được vượt quá dòng định mức của động cơ).

– Đo vận tốc cabin: Đánh giá và so sánh với hồ sơ lý lịch của thiết bị. (không quá 5% tốc độ định mức).

– Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đánh giá theo các điểm 2.3.4.4.1 và 2.10.4 QCVN 02:2019.

– Thử bộ hãm an toàn cabin (đối với bộ hãm an toàn tức thời hoặc hãm an toàn tức thời có giảm chấn): Thử với tốc độ chạy kiểm tra, phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001 .

– Đo dòng điện động cơ bơm chính: Đánh giá và so sánh với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố và hồ sơ lý lịch của thiết bị (dòng điện không được vượt quá dòng định mức của động cơ).

– Đo vận tốc cabin: Đánh giá và so sánh với hồ sơ lý lịch của thiết bị.

– Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đánh giá theo điểm 2.10.4 QCVN 02:2019.

– Thử van ngắt: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.6 TCVN 6905:2001 .

– Thử van hãm: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.7 TCVN 6905:2001 .

– Thử trôi tầng: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.9 TCVN 6905:2001 .

– Thử thiết bị điện chống trôi tầng: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.10 TCVN 6905:2001 .

– Thử phanh hãm an toàn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.2.1 TCVN 6905:2001 .

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên

c) Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức:

Chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng cho thang chạy xuống và kiểm tra:

Đối với thang máy điện

Đối với thang máy thủy lực

– Phanh điện từ: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.1 TCVN 6904:2001 .

– Bộ hãm an toàn cabin: Thử với tốc độ dưới tốc độ định mức (đối với bộ hãm an toàn êm), phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001 .

– Thử khả năng kéo: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6904:2001 .

– Thử thiết bị chèn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3 TCVN 6905:2001 .

– Thử thiết bị chặn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6905:2001 .

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng hoặc khuyết tật khác, thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

d) Thử bộ cứu hộ:

Đối với thang máy điện

Đối với thang máy thủy lực

Đánh giá theo điểm 4.2.6 TCVN 6904:2001 . Khi cabin đầy tải:

– Di chuyển cabin đi xuống: Kiểm tra van thao tác bằng tay, mở van xả để hạ cabin xuống tầng gần nhất để người có thể ra ngoài.

– Di chuyển cabin đi lên (thang máy có bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn): Kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để di chuyển cabin đi lên.

đ) Thử thiết bị báo động cứu hộ:

Đối với thang máy điện

Đối với thang máy thủy lực

Đánh giá theo điểm 4.2.7 TCVN 6904:2001 Đánh giá theo điểm 4.2.12 TCVN 6905:2001

e) Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải

k) Thử các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy (nếu có)

l) Đánh giá kết quả: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi thang máy có đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận cấu thành theo quy định, được lắp đặt theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại khoản này.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

a) Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo quy trình này.

b) Thông qua biên bản kiểm định

c) Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thang máy (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

d) Nhập kết quả kiểm định vào cơ sở dữ liệu để in tem kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (nếu có quy định).

đ) Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định phải được dán ở vị trí dễ quan sát.

e) Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định:

– Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thang máy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

– Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 8 Quy trình này và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thang máy không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị độ; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thang máy.

Quy trình kiểm định thang máy

Chi phí kiểm định thang máy

Theo Quyết định số 11/ QĐ – KĐ được ban hành vào ngày 27/02/2017 của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn khu vực III, chi phí kiểm định thang máy các loại như sau:

  • Với thang máy dưới 10 tầng, chi phí kiểm định là 2.000.000đ/thiết bị.
  • Với thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng, chi phí kiểm định là 3.000.000đ/thiết bị.
  • Với thang máy trên 20 tầng, chi phí kiểm định là 4.500.000đ/thiết bị.

Mức xử phạt về vi phạm quy định khi sử dụng thang máy

Theo điều 23 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP, được quy định mức xử phạt đối với vi phạm liên quan đến an toàn vệ sinh lao động đối với các thiết bị máy móc, trong đó thang máy được xem là một thiết bị thuộc danh mục máy móc có tiêu chí gây mất an toàn cho con người. Dưới đây là các mức xử phạt áp dụng cho cá nhân và tổ chức khi vi phạm quy định này:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Đối với hành vi không thực hiện việc khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa thang máy vào sử dụng (đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện kiểm định lần đầu cho thiết bị trước khi đưa vào sử dụng).
  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của thang máy.
  • Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng: Đối với hành vi tiếp tục sử dụng thang máy đã thực hiện kiểm định, nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

Mức xử phạt về vi phạm về kiểm định thang máy

Đơn vị lắp đặt thang máy gia đình uy tín

Thang máy Hải Phát là một đơn vị lắp đặt thang máy uy tín và được tin tưởng trong ngành công nghiệp thang máy. Sự tận tâm và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của Thang máy Hải Phát. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao được đào tạo chuyên sâu sẽ đảm bảo việc lắp đặt thang máy gia đình được thực hiện một cách chính xác và an toàn. Chúng tôi luôn cam kết đáp ứng đúng tiến độ và đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.

Công ty TNHH Thang máy Hải Phát

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa Nhà Đa Năng, 169 Đ. Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0898.424.666

Website    : https://thangmayhaiphat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.424.666

Chat Zalo

0987.603.588

GỌI NGAY
BÁO GIÁ CHO TÔI