Nội dung bài viết
Các loại cảm biến thang máy phổ biến hiện nay
Hầu hết các bộ phận của thang máy đều được trang bị thiết bị cảm biến, để tổng thể thang máy hoạt động một cách chính xác nhất. Cảm biến thang máy càng tốt thì mức độ an toàn khi sử dụng thang máy càng cao. Dưới đây là 3 loại cảm biến phổ biến được sử dụng trong thang máy hiện nay:
Cảm biến trọng lượng thang máy
Mỗi thiết bị đều tuân theo một chuẩn tải trọng riêng; nếu vượt qua giới hạn này, thang máy sẽ dừng lại và phát ra tín hiệu cảnh báo quá tải. Việc này được thực hiện thông qua cảm biến trọng lượng tích hợp trong thang máy.
Cách hoạt động của loại cảm biến này dựa trên nguyên tắc tạo ra một tín hiệu điện có magnit tương đương với lực trọng của tải. Có nhiều dạng cảm biến trọng lượng thang máy hiện nay, bao gồm cả dạng thủy lực, dạng khí nén. Cảm biến được gắn ngay dưới sàn cabin và hoạt động theo cách tương tự như cân di động, kết nối với hệ thống cảnh báo của thang máy.
Chức năng quan trọng của thiết bị cảm biến thang máy là giúp thang dừng lại nếu tải trọng vượt quá giới hạn và phát tín hiệu cảnh báo. Hệ thống chỉ cho phép tiếp tục hoạt động khi tải trọng trở lại trong phạm vi cho phép. Điều này đảm bảo thang máy không bị quá tải, không hoạt động quá công suất, từ đó giảm nguy cơ hỏng hóc như đứt dây cáp, kéo dài tuổi thọ của thang máy, tăng hiệu suất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cảm biến cửa thang máy – Photocell
Thang máy, một phương tiện vận chuyển vô cùng quan trọng, đặc biệt tại những khu vực công cộng như chung cư, bệnh viện, nơi mà hàng trăm hành khách cần di chuyển hàng ngày và tần suất hoạt động luôn duy trì ở mức cao. Chính vì vậy, cửa thang máy trở thành một khía cạnh đáng chú ý và đòi hỏi sự trang bị cảm biến hiện đại.
Sự xuất hiện của cảm biến photocell thang máy đã giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các tình huống nguy hiểm như kẹt người hay vật thể trong quá trình hoạt động của thang máy. Nguyên tắc hoạt động của nó này giống như một loại “mắt thần”, có khả năng phát hiện sự có mặt của chướng ngại vật tại khu vực cửa thang máy. Một khi cảm biến nhận thấy sự xuất hiện của vật cản, nó tự động gửi tín hiệu cho hệ thống thang máy để cửa mở ra. Trong trường hợp vật thể hoặc người tiếp tục đứng trong vùng cảm biến sau một thời gian nhất định, thiết bị sẽ tự động phát ra tín hiệu cảnh báo, thông qua âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng, để hỗ trợ việc di chuyển vật thể ra khỏi vị trí nguy hiểm.
Hiện nay, trên thị trường có hai dạng cảm biến photocell phổ biến được sử dụng cho cửa thang máy, bao gồm cả cảm biến dạng thanh và cảm biến dạng điểm. Điều này đảm bảo rằng mối nguy hiểm kẹt cửa thang máy sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể, đồng thời nâng cao mức độ an toàn và tạo sự yên tâm cho người sử dụng dịch vụ thang máy.
Cảm biến photocell dạng điểm là loại chỉ sử dụng 2 tia hồng ngoại và được gắn ở hay mép cửa thang máy với khoảng cách tính từ mặt sàn là 50-90cm. Đây là loại cảm ứng cửa thang đời đầu nên còn nhiều những hạn chế. ví dụ như chỉ có 2 điểm gắn tia hồng ngoại, vậy nên phạm vi cảm biến cũng sẽ bị hạn chế, khả năng kiểm soát vật cản chưa đạt tới mức toàn diện. Trường hợp vật cản năm trên khu vực nguy hiểm nhưng không trong phạm vi của tia hồng ngoại cũng rất dễ bị kẹt gây mất an toàn.
Cảm biến cửa thang máy (photocell) dạng thanh được trang bị hồng ngoại lắp dọc theo chiều dài của thang với chiều dài khoảng 20cm. Dạng photocell này được nghiên cứu và phát triển dựa trên việc khắc phục những hạn chế của photocell dạng điểm. Hai thanh cảm biến thang máy lắp dọc cửa thiết bị giúp nhận biết toàn diện các vật cản và tránh được các rủi ro một cách tối đa.
Cảm biến dừng tầng thang máy
Cảm biến dừng tầng cũng là một trong những thiết bị quan trọng, có khả năng nhận diện từng vị trí tầng cụ thể và dừng thang chính xác tại vị trí cửa tầng. Thiết bị này giúp thang máy tránh được tình trạng dừng không đúng tầng hoặc sàn cabin không khớp với sàn tầng. Sau khi người dùng thực hiện thao tác bấm chọn tầng thì cảm biến dừng tầng sẽ hoạt động, thang máy sẽ di chuyển tới tầng cần dừng thì cảm biến thang máy nhận biết và dừng đúng tầng yêu cầu, giếng thang bằng với mặt sàn để hành khách co thể di chuyển ra vào dễ dàng.
Đây là thiết bị cảm biến thang máy quan trọng với các dòng thang máy khác nhau, đặc biệt là các dòng thang máy tải khách. Đối với khối lượng hàng cần tải lớn sẽ dùng tới xe đẩy, sử dụng cảm biến tầng giúp cho sàn cabin và sàn tầng ăn khớp nhau, từ đó có thể di chuyển bánh xe ra vào dễ dàng hơn.
Cả 3 thiết bị cảm ứng thang máy này đều có vai trò quan trọng và không thể thiếu. Nếu một sản phẩm thang máy thiếu đi một trong ba thiết bị cảm ứng này sẽ vận hành không an toàn.
Các thiết bị an toàn khác ngoài cảm biến thang máy
Bên cạnh các hệ thống cảm biến thang máy quan trọng được kể trên thì còn một số các tiết bị khác giúp đảm bảo độ an toàn khi thang máy vận hành.
Công tắc hành trình
Công tắc hành trình là một trong các thiết bị an toàn thang máy bên cạnh cảm biến thang máy. Một thiết bị thang máy thường có từ 4-6 công tắc hành trình được chia đều và gắn ở 2 vị trí đó là vị trí thấp nhất của tầng thấp nhất và vị trí cao nhất của tầng cao nhất. Có nhiều công tắc ở mỗi đầu nhằm thay thế nhau hoạt động, công tắc này hỏng thì có thể sử dụng công tắc khác. Thiết bị được sử dụng trong trường hợp thang máy bị vượt tốc thì chúng sẽ ngăn cản cabin va chạm với đáy hố pit hoặc sàn phòng máy, giảm các sự cố nguy hiểm nếu trong cabin có người.
Thắng cơ thang máy
Thắng cơ thang máy được lắp đặt nhằm sử dụng cho trường hợp thang máy bị đứt cáp hoặc rơi tự do. Nếu có một trong những trường hợp hy hữu này xảy ra, bộ phận thắng cơ sẽ được kích hoạt giúp cho cabin bám sát vào rail, hãm tốc độ của thang máy lại để người trong thang máy được an toàn. Thắng cơ là thiết bị không thể thiếu ở bất kỳ một chiếc thang máy nào hiện nay.
ARD – thiết bị cứu hộ tự động
ARD là thiết bị an toàn dành quan trọng dành cho thang máy bên cạnh cảm biến thang máy và các thiết bị kể trên. ARD sẽ hoạt động trong trường hợp thang máy gặp sự cố mất điện đột ngột, thiết bị này có khả năng đưa thang máy về tầng gần nhất và tự động kích hoạt mở cửa để người bên trong thoát ra an toàn và tự động nạp lại nguồn điện đã sử dụng. Bộ phận này giống với cục sạc pin dự phòng, tuy nhiên thang máy chỉ có thể hoạt động trở lại khi được cấp nguồn điện bình thường chứ không thể dựa vào nguồn điện của ARD.
Hệ thống cứu hộ tự động ARD có một bộ phận lưu điện có thể là bình ắc quy hoặc UPS, được xem là điện dự phòng chỉ đủ dùng trong trường hợp khẩn cấp là mất điện đột ngột.
Tuy nhiên không phải chiếc thang máy nào cũng có thiết bị cứu hộ tự động này hoặc có nhưng lâu không sử dụng hoặc acquy hết điện nếu gặp sự cố thì người dùng sẽ bị mắc kẹt trong thang. Vì thế các nhà cung cấp hay gia chủ cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thiết bị này vẫn hoạt động bình thường, cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp của thang máy vẫn tốt.
Bộ giảm chấn thang máy ở đáy hố thang
Nếu trong trường hợp xấu nhất và hy hữu là các thiết bị an toàn thang máy kể trên tới cả cảm biến thang máy đều không hoạt động được, cabin rơi tự do. Trong quá trình rơi cabin ép không khí trong giếng thang máy, lúc bây giờ giếng thang giống như một piston có khả năng làm giảm tốc độ rơi của cabin. Đồng thời bộ giảm chấn thang máy được lắp đặt ở đáy hố thang giúp giảm đi lực va chạm khi cabin rơi xuống đến mức tối đa.
Đơn vị lắp đặt và bảo trì thang máy uy tín – Thang máy Hải Phát
Thang máy Hải Phát là một đơn vị lắp đặt thang máy uy tín và được tin tưởng trong ngành công nghiệp thang máy. Sự tận tâm và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của Thang máy Hải Phát. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao được đào tạo chuyên sâu sẽ đảm bảo việc lắp đặt thang máy gia đình được thực hiện một cách chính xác và an toàn. Chúng tôi luôn cam kết đáp ứng đúng tiến độ và đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Liên hệ với chúng tôi
Công ty TNHH Thang máy Hải Phát
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa Nhà Đa Năng, 169 Đ. Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0898.424.666
Website : https://thangmayhaiphat.com