Nghiệm thu thang máy năm 2024

Nghiệm thu tháng máy là một việc rất quan trọng và bắt buộc phải thực hiện trước khi thang máy được đưa vào sử dụng. Vì những đặc tính của nó nên nhà nước đã phải có những quy định, quy chuẩn riêng cho công việc này. Bạn đã cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn nghiệm thu thang máy mới nhất năm 2024 chưa?

Những lý do cần nghiệm thu thang máy

Thang máy là một sản phẩm công nghệ hiện đại, được sản xuất thông qua các dây chuyền hiện đại và có cấu trúc phức tạp. Quá trình lắp đặt thang máy đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của những người sử dụng. Do đó, việc tiến hành quá trình nghiệm thu trước khi thang máy đi vào hoạt động là không thể thiếu.

Vì thế các quy định về nghiệm thu thang máy cũng được nhà nước ban hành. Các quy định về tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy thường được quy định trong các văn bản như Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, ví dụ như QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

Nghiệm thu thang máy không chỉ nhằm là công việc kiểm tra sau khi hoàn thành lắp đặt một cây thang máy mà còn

Những lí do và lợi ích của việc nghiệm thu thang máy:

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật
  • Bảo đảm chất lượng dịch vụ của công ty cung cấp thang máy
  • Hạn chế, ngăn chặn những rủi ro trong quá trình sử dụng thang máy
Những lý do cần nghiệm thu thang máy

Quy trình nghiệm thu thang máy

Nghiệm thu thiết bị

Là quá trình đánh giá tổng thể của thang máy, bao gồm một số hạng mục quan trọng như sau:

  • Kiểm tra hệ thống dẫn động, thiết bị điện, hệ thống điều khiển, tính năng an toàn, hệ thống đèn, màn hình hiển thị và các yếu tố khác liên quan đến hoạt động của thang máy.
  • Kiểm tra cứu hộ khẩn cấp để đảm bảo hệ thống này hoạt động tốt trong trường hợp khẩn cấp.
  • Kiểm tra các thiết bị có trong hệ thống phòng máy giúp hệ thống thang được hoạt động êm ái, đúng công suất.
  • Kiểm tra vị trí các thiết bị nằm dọc hố thang máy để không gây trở ngại cho quá trình di chuyển của thang máy.
  • Kiểm tra thiết bị cửa tầng của thang máy để đảm bảo rằng cửa mở đóng an toàn và mượt mà.

Lưu ý: Khi kiểm tra các chi tiết cơ khí của thang máy, quá trình vận hành thang nên diễn ra với tốc độ rất chậm. Nói cách khác, cần phải lắng nghe một cách tỉ mỉ âm thanh và đánh giá độ ồn trong quá trình hoạt động để đảm bảo rằng thang máy hoạt động một cách an toàn và mượt mà.

Nghiệm thu thiết bị thang máy

Chạy thử thang máy không tải

Quá trình kiểm tra thang máy không tải là việc cho thang máy hoạt động mà không có người hay hàng hóa bên trong việc này đánh giá được hệ thống truyền động, dẫn động và phanh, cũng như độ nhạy của các thao tác đóng/mở cửa thang máy. Trong quá trình này được kiểm tra thông qua các công việc sau:

  • Kiểm tra tất cả các nút trên bảng điều khiển để đảm bảo hoạt động tốt, không bị kẹt hay liệt, đồng thời xác định độ đảm bảo của hệ thống trục, ray và phanh.
  • Thực hiện các thao tác di chuyển lên và xuống từ 3-5 lần để đảm bảo hệ thống nhận diện vị trí chính xác tại mỗi tầng.
  • Kiểm tra cửa cabin để đảm bảo cửa đóng lại hoàn toàn, kiểm tra các nút ấn bên trong và bên ngoài thang máy.

Quá trình kiểm tra này không chỉ giúp đánh giá tổng thể về tình trạng thang máy mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng thang máy.

Nghiệm thu thang máy không tải

Chạy thử thang máy có tải

Đây là bước kiểm tra quan trọng và gần với thực tế nhất trong quá trình nghiệm thu. Việc chạy thử thang với mức tải trọng ở mức cho phép giúp kiểm tra được các phần quan trọng như trung tâm điều khiển, đệm thang máy, bộ phận quá tải, bộ kiểm soát tốc độ và dừng tầng.

Công việc này thường được những kỹ thuật viên trực tiếp sử dụng thang với tải trọng tối đa giúp xác định đúng các vấn đề có thể xảy ra như: tốc độ thang không ổn định, thang dừng không đúng tầng hoặc lệch khỏi vị trí dừng, hệ thống phanh hoạt động không tốt. Bộ phận quá tải sẽ được kiểm tra với 100% tải trọng định mức và 125% tải trọng định mức để đảm bảo rằng thang máy có thể hoạt động đáng tin cậy trong mọi tình huống.

Ngoài ra, các kỹ thuật viên còn cần kiểm tra trường hợp mất điện khi đang sử dụng thang máy. Sẽ có những người có di chuyển trong thang và hệ thống điện sẽ bị ngắt đột ngột. Nếu hệ thống hoạt động bình thường thì cabin thang sẽ được đưa về tầng gần nhất để người bên trong có thể ra ngoài.

 

Hoàn tất nghiệm thu và đưa thang máy vào sử dụng

Sau khi hoàn tất các quy trình kiểm định, thang máy đủ điều kiện sẽ được cấp một tờ giấy đảm bảo, cho biết rằng thang máy đã đủ điều kiện để được sử dụng. Điều này có nghĩa là thang máy đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất.

Việc kiểm định này phải diễn ra định kỳ theo quy định như sau:

  • Thang máy dưới 10 năm: kiểm định mỗi 3 năm một lần.
  • Thang máy từ 10 đến 20 năm: kiểm định mỗi 2 năm một lần.
  • Thang máy trên 20 năm: kiểm định hàng năm.

Điều này giúp đảm bảo rằng thang máy luôn hoạt động ổn định và an toàn trong suốt thời gian sử dụng của nó.

Hoàn tất nghiệm thu và đưa thang máy vào sử dụng

Tiêu chuẩn nghiệm thu thang máy mới nhất

Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy mới nhất cho năm 2024 được cập nhật trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH. Quy chuẩn này đặc điểm như sau:

3.5.2.1. Trước khi thực hiện nghiệm thu, đơn vị lắp đặt thang máy cần thực hiện chuẩn bị bao gồm:

3.5.2.1.1. Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật thang máy.

3.5.2.1.2. Tạo điều kiện cho thang máy hoạt động.

3.5.2.1.3. Đảm bảo bên đặt hàng chuẩn bị tải và các điều kiện cần thiết cho quá trình nghiệm thu.

3.5.2.2. Mục tiêu của nghiệm thu thang máy sau lắp đặt là đánh giá mức độ phù hợp của các thông số kỹ thuật và kích thước của thang máy so với hồ sơ kỹ thuật, cũng như mức độ an toàn của thang máy sau khi lắp đặt.

3.5.2.3. Các thông số kỹ thuật cần được kiểm tra bao gồm:

3.5.2.3.1. Trọng tải cho phép.

3.5.2.3.2. Tốc độ, vận tốc làm việc và kích thước lắp ráp.

3.5.2.3.3. Độ chính xác dừng tầng.

3.5.2.3.4. Hiệu suất làm việc của các cơ cấu an toàn và hệ thống điều khiển.

3.5.2.4. Nghiệm thu thang máy để đảm bảo vận hành an toàn phải bao gồm:

3.5.2.4.1. Kiểm tra tổng thể.

3.5.2.4.2. Kiểm tra kỹ thuật thử không tải.

3.5.2.4.3. Thử tải động ở các chế độ (theo TCVN 6395:2008):

  • Thử tải động ở 100% tải định mức.
  • Thử tải động ở 125% tải định mức.

3.5.2.4.4. Thử tải động và kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc.

3.5.2.5. Khi kiểm tra, cần kiểm tra tình trạng của các thành phần sau:

3.5.2.5.1. Bộ dẫn động.

3.5.2.5.2. Các thiết bị an toàn.

3.5.2.5.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.

3.5.2.5.4. Phần bao che giếng thang.

3.5.2.5.5. Ca bin, đối trọng, ray dẫn hướng.

3.5.2.5.6. Cửa cabin và cửa tầng.

3.5.2.5.7. Cáp (xích) và phần kẹp chặt đầu cáp (xích).

3.5.2.5.8. Các thiết bị điện và thiết bị bảo vệ điện.

3.5.2.5.9. Độ cách điện của thiết bị điện và dây dẫn điện.

Ngoài ra, cần kiểm tra khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy cũng như các biển chỉ dẫn.

3.5.2.6. Trong quá trình kiểm tra không tải, cần kiểm tra hoạt động của các thành phần sau:

3.5.2.6.1. Bộ dẫn động (phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh).

3.5.2.6.2. Cửa cabin và cửa tầng.

3.5.2.6.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.

3.5.2.6.4. Các bộ phận an toàn (công tắc hành trình, nút “STOP”, khoá tự động cửa tầng, sàn động của ca bin).

3.5.2.7. Khi việc lắp đặt thang máy hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải tạo biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện việc kiểm tra và đánh giá kết quả dựa trên các quy định kỹ thuật trong TCVN 6395:2008. Đồng thời, biên bản cũng phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế của nhà sản xuất nếu những tiêu chuẩn này cao hơn.

Tiêu chuẩn Việt Nam

Mức xử phạt áp dụng cho thang máy không tuân thủ nghiệm thu theo quy định là gì?

Thực hiện nghiệm thu đối với thang máy theo sự chủ động không chỉ là biện pháp an toàn tốt nhất để bảo vệ người sử dụng mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà nước. Trong trường hợp phát hiện thang máy không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định, chủ đầu tư có thể phải đối mặt với các mức phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

  • Không thông báo việc kiểm định với cơ quan kiểm định: Phạt từ 1 – 3 triệu đồng.
  • Không kiểm định mà vẫn đưa thang máy vào sử dụng: Phạt từ 5 – 7 triệu đồng.
  • Sử dụng thang máy không đạt kiểm định: Phạt từ 50 – 75 triệu đồng.

Đơn vị lắp đặt thang máy gia đình uy tín

Thang máy Hải Phát là một đơn vị lắp đặt thang máy uy tín và được tin tưởng trong ngành công nghiệp thang máy. Sự tận tâm và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của Thang máy Hải Phát. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao được đào tạo chuyên sâu sẽ đảm bảo việc lắp đặt thang máy gia đình được thực hiện một cách chính xác và an toàn. Chúng tôi luôn cam kết đáp ứng đúng tiến độ và đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.

Công ty TNHH Thang máy Hải Phát

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa Nhà Đa Năng, 169 Đ. Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0898.424.666

Website    : https://thangmayhaiphat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.424.666

Chat Zalo

0987.603.588

GỌI NGAY
BÁO GIÁ CHO TÔI