Những tiêu chuẩn về thang máy bạn cần biết

Những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi thiết kế và thi công thang máy

Thang máy là công cụ di chuyển phổ biến và không thể thiếu trong các tòa nhà, những căn hộ gia đình hay các khu chung cư. Vì thế việc đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy là điều được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là những tiêu chuẩn thang máy cơ bản được chúng tôi tổng hợp mà bạn cần biết.

Tiêu chuẩn về an toàn thang máy 

Tất cả những tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thang máy đều được quy định trong những văn bản pháp lí cụ thể

  • TCVN 6396:2013:Yêu cầu an toán về cấu tạo và lắp đặt thang máy năm 2013
  • TCVN 6395:2008: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy điện
  • TCVN 6905:2001: Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy thủy lực
  • TCVN 6904:2001: Quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động điện.
  • TCVN 5866:1995: Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí

Có thể thấy một vài điểm đáng chú ý trong các quy định:

  • Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50 m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo TCVN 6396-72:2010 và TCVN 6396-73:2010 .
  • Cabin, đối trọng phải di chuyển theo ray dẫn hướng; số lượng ray ít nhất là 2.
  • Khung cabin, khung đối trọng, ray dẫn hướng và các chi tiết liên kết chúng phải chế tạo bằng kim loại, có khả năng chịu tải khi thang máy vận hành bình thường; khi thử nghiệm, khi bộ hãm bảo hiểm của cabin (đối trọng) tác động ở vận tốc cho phép của bộ khống chế vận tốc, cũng như khi cabin (đối trọng) hạ xuống giảm chấn; trong mọi điều kiện trên, không cho phép có biến dạng dư.
  • Cabin (đối trọng) phải có các má trượt dẫn hướng; má trượt phải thay thế được trong quá trình sử dụng. Kết cấu của má trượt phải đảm bảo cho chúng không bị trật ra khỏi ray dẫn hướng khi thang máy vận hành bình thường, cũng như khi thử nghiệm, kế cả khi các đệm lót bị mòn hoặc bị tháo ra, khi khung cabin, khung đối trọng bị biến dạng đàn hồi trong giới hạn cho phép.
Tiêu chuẩn về an toàn thang máy 

Tiêu chuẩn kích thước, tải trọng

Đối với những thang máy có khối lượng khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn kích thước riêng có thể kể đến những dòng sau:

Thang máy gia đình 450kg

  • Kích thước hố thang: 1800mm x 1500mm (rộng x sâu).
  • Kích thước buồng: 1400mm x 1000mm (rộng x sâu).
  • Kích thước cửa Cabin: 800mm x 2100mm (rộng x cao).
  • Chiều cao OH: 3500mm.
  • Tiêu chuẩn hố PIT: 800mm.
  • Tốc độ vận hành: 1m/s.
  • Số người tải tối đa: 6 người.

Thang máy gia đình 500kg

  • Kích thước hố thang: 1800mm x 1600mm (rộng x sâu).
  • Kích thước buồng: 1400mm x 1000mm (rộng x sâu).
  • Kích thước cửa Cabin: 800mm x 2100mm (rộng x cao).
  • Chiều cao OH: 3500mm.
  • Tiêu chuẩn hố PIT: 800mm.
  • Tốc độ vận hành: 1m/s.
  • Số người tải tối đa: 7 người.

Kích thước thang máy 630kg

  • Kích thước hố thang: 1600mm x 2000mm (Chiều Rộng x Chiều Sâu)
  • Kích thước Cabin: 1200mm x 1400mm (Chiều Rộng x Chiều Sâu).
  • Kích thước cửa Cabin: 700mm x 2100mm ( Rộng x Cao).
  • Số người tải tối đa: 9 người.

Kích thước thang máy 1200kg

  • Kích thước giếng thang: 2850mm x 1830mm (rộng x sâu).
  • Kích thước Cabin thang: 2000mm x 1400mm (rộng x sâu).
  • Kích thước cửa Cabin: 1100mm x 2100mm (rộng x cao).
  • Chiều cao OH: trên 3900mm.
  • Kích thước hố PIT tối thiểu: 1610mm.

Ngoài ra còn có một số dòng tải trọng bạn có thể tham khảo để chọn cho nhà mình loại thang phù hợp nhất.

Tiêu chuẩn kích thước, tải trọng

 

Tiêu chuẩn số lượng

Yêu cầu về thang máy trong nhà chung cư được quy định tại Tiểu mục 2.4 Thông tư 21/2019/TT-BXD có quy định:

– Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy, từ 10 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy và đảm bảo lưu lượng người sử dụng theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

Chú ý: Trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp có thang máy, tối thiểu phải có 1 thang máy chuyên dụng có kích thước thông thủy của cabin đảm bảo vận chuyển bằng ca cấp cứu.

– Cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 200 người cư trú trong tòa nhà không kể số người ở tầng 1 (tầng trệt). Trường hợp tính toán theo số căn hộ thì cần bố trí tối thiểu 1 thang máy cho 70 căn hộ. Tải trọng nâng của một thang máy phải không nhỏ hơn 400 kg. Trong trường hợp nhà có một thang máy, tải trọng nâng tối thiểu của thang máy không nhỏ 600 kg.

Tiêu chuẩn số lượng
Tiêu chuẩn số lượng thang máy

Tiêu chuẩn vị trí

Thang máy phải được bố trí gần lối vào của tòa nhà, với cabin đủ rộng, có đủ tay, hệ điều khiển và nút bấm thuận lợi cho cả người khuyết tật sử dụng. Đặc biệt, hố thang máy không được bố trí cạnh các phòng chính.

Nếu vì yếu tố diện tích bắt buộc phải gần thì cần có giải pháp cách âm. Thiết kế thang máy cần có đầy đủ hệ thống thông gió, chống ẩm. Không được thiết kế hệ thống bể nước, các đường ống cấp nước và cấp nhiệt trên buồng thang máy.

Tiêu chuẩn phòng máy

Phòng máy chính là nơi chứa các bộ phận quan trọng của một chiếc thang máy, như máy kéo, tử điện. Do vậy, yêu cầu phải chống thấm tuyệt đối. Phòng máy cần được thiết kế có đủ hệ thống thông gió để đảm bảo thoáng mát.

Khi thiết kế phòng máy, cần đảm bảo chiều cao phù hợp với trọng tải của thang. Nếu thang máy có tải trọng dưới 350kg thì phòng máy cần có chiều cao tối thiểu là 1500mm. Còn với những thang máy có tải trọng từ 450kg trở lên thì chiều cao tối thiểu của phòng máy là 1600mm.

Tiêu chuẩn phòng máy

Tiêu chuẩn bảo trì thang máy

Thời gian bảo trì thang máy phụ thuộc vào tần suất sử dụng và tuổi thọ của thang máy. Tuy nhiên, thời gian quy định bảo trì thang máy thường được quy định như sau:

– Giai đoạn thang máy mới lắp đặt: thường được bảo trì 1 lần/tháng để đảm bảo máy vận hành tốt nhất, phát hiện sự cố trong trường hợp xấu nhất nhằm mang lại an toàn cho người sử dụng.
– Sau 1 năm sử dụng: thời gian bảo trì trang máy từ 1 – 2 lần/tháng để đảm bảo thang máy hoạt động trong tình trạng ổn định, vận hành êm ái, khắc phục kịp thời hỏng hóc bên trong thang máy.

Để đảm bảo sự hoạt động của thang máy không bị gián đoạn, khách hàng nên thực hiện việc bảo trì ít nhất 2 – 4 lần/ năm với tháng máy trong nhà, và 3 – 5 lần/ năm đối với thang máy ngoài trời.

Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào tần suất bạn sử dụng thang máy nhiều hay ít. Với những gia đình sử dụng tần suất thang máy nhiều và số lượng người sử dụng (tải trọng) lớn thì chi phí bảo trì sẽ khác so với những gia đình sử dụng tần suất ít hơn.

Đây là kế hoạch bảo trì được xây dựng dựa trên các cơ sở chặt chẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của cơ quan chức năng ban hành. Tùy theo chiều cao giếng thang, kích thước thang máy cũng như hạng mục bảo trì mà thời gian bảo dưỡng có sự chênh lệch.

Tiêu chuẩn bảo trì thang máy

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế miễn phí

Công ty TNHH Thang máy Hải Phát

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa Nhà Đa Năng, 169 Đ. Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0898.424.666

Website    : https://thangmayhaiphat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.424.666

Chat Zalo

0987.603.588

GỌI NGAY
BÁO GIÁ CHO TÔI